2013年3月27日 星期三

請回答我


請回答我
Hãy Trả Lời Em

Ca sĩ: Lệ Quyên
Sáng tác: Tuấn Nghĩa
翻譯:阮氏貞、張郅忻
 
我問你:何時河水不再流?
你回答我:乾旱時,河水將枯竭。

我問你:何時白雲不再飄?
你回答我:驟雨時,白雲不再飄。

我問你:何時你不再愛我?
你回答我:我們的愛永不會淡。

我問你:何時你與別人同行?
你笑答:我們會永遠同行。

但為何今日你離我而去
如河水到了乾枯的時候
我在此日夜哭嘆
盼淚水填滿那河
 
為何你從前不告訴我
我們的愛有凋零時候
讓我的心刺痛等待
等待雨停白雲再飄

Em hỏi anh: " Có bao giờ con sông kia thôi ngừng trôi? "
Anh trả lời em rằng: " Một ngày nắng hạn sông sẽ cạn khô "
Em hỏi anh: " Có khi nào đám mây kia thôi ngừng bay? "
Anh trả lời em rằng: " Mây ngừng bay khi mưa đến bất chợt "
Em hỏi anh: " Có bao giờ anh thôi không còn yêu em? "
Anh trả lời em rằng: " Cuộc tình chúng mình không bao giờ phai "
Em hỏi anh: " Đến khi nào anh đi chung đường người ta? "
Anh cười với em rằng: " Tình yêu đôi ta mãi chung một đường "

Nhưng sao hôm nay anh đã đi xa em rồi
Như con sông kia đến lúc cạn khô
Em đây ngây ngô khóc than đêm ngày
Mong sao nước mắt lấp đầy con sông kia

Sao khi xưa anh không nói với em đôi lời
Tình yêu đôi ta có lúc tàn phai
Cho con tim em xót xa mong chờ
Chờ tan cơn mưa mây sẽ lại bay


 
這首情歌特別的是歌詞的首段採問答的方式。在越南語裡,Anh指的是哥,Em則是弟或妹,並同時可以指涉「你」、「我」,因此,這首歌可以是獨自喃語,也可以是兩人對唱。在歌曲中,又分別經歷三個階段,情愛濃時,情愛淡去,最後雨過天晴。姊姊和我都喜歡最後的轉折,一首歌說的不過就是一句話而已。

2013年3月20日 星期三

露天城市


    這座城市最適宜的交通工具是摩托車。房車被鐵皮包圍,無風無感;腳踏車適合勤勞的人。冬陽給予你適合的擁抱,輕盈廣闊;夜晚螢光柏油馬路,順車流騎,風迎面來,像一個吻,點在額髮。如果是戀人,男人掌舵,女人從後方擁著,不能太緊,最好留些空隙,任風流通,以適切距離在戀愛道路前行。

    為延續即將到來的時間,為發現僅存老屋舊舍,為讓風毫無阻礙而來,我們轉入小巷。我恣意瀏覽左右風景,偶爾眼光停駐,你敏感覺察並問:看見什麼了?

    其實最多時刻,我從後照鏡反射看見你。這是一座有你的城市。

    這是一座不需要冷氣機的城市。

    你的鼻子自小易過敏,尤其難抵乾燥冷氣機。身體順應四時氣候,儘管悶熱得渾身是汗,依舊堅持不啟動開關。彼時家裡未裝冷氣,阿公阿婆帶我躺在鋪草蓆地板上睡,阿婆手搖蒲扇,唯蚊子擾人,阿公拿出薄荷膏,塗擦我身。涼地涼風涼味引人入夢。

    如今每房皆裝冷氣,人體食髓知味,溫度愈調愈低,蓋厚被吹冷氣,省卻換冬被的程序,擔負每月昂貴冷氣開銷。家家戶戶緊緊密密,此家開彼家開,熱風燥浪順對流灌入不開冷氣的屋舍。

    其實,這是一座不需要冷氣機的城市。

    早晨約莫五點鐘,鳥兒在冷氣機上跳呀跳,啾啾答答。對於開窗只見鄰牆的狹小租屋而言,一點亂聲令人著迷。也許,牠已在冷氣機夾縫築巢。

    我喜歡睡前跟隨夜風、穿越巷弄至轉角冰果店。族群老少皆有,年輕人大多點盤刨冰,晶瑩透亮的夏日青春顏色;家庭主婦偕伴吃碗鍋燒麵,無須特意打扮的愜意聚會;或如我這樣隻身異鄉的遊子,點盤水果補充維他命,安撫夜間瞬間撲來的鄉愁。半開放空間,夜風蕩漾,不相識的人比鄰而坐嬉笑怒罵八點檔,再散步回厝。

    缺腳太師椅、褪色塑製扶手椅與其他不同相貌來處的舊椅落腳巷口,老人是晨起時的座上賓,日落後幾個放學的孩子常在此逗留忘返。城市裡,永遠點綴親近的小角落,讓人願意打開門走出去,吹風、晒太陽,偶爾淋點小雨也無妨。



※刊於人間福報副刊2013.3.20。願你和這座城市一切安好。

2013年3月4日 星期一


 


刊於《四方報》越南文版,2013年二月號,中文版並刊於《台灣立報》新移民專欄2013.3.4
文:張郅忻
翻譯:楊玉鶯 
圖:mjunkie


    車窗外,高聳摩天大樓、巨型廠房交錯林立,外資興建的龐然大物拔山倒樹重新占領此地。原來,它不僅換了名字,亦改變臉目。儘管如此,法式建築、長型摩托車及白色斗笠,童年聽說的南國景貌如今眼前。我不只一次聽阿公談起越南,且難忘他的陶醉神情;甚至臨去時,他口中仍念念不忘期盼能再訪南方國度。也許是這個緣故,「回越南」一事便在心底扎根。

    阿公走後,房間擺設保持原狀,惟衣物燒去幾件,顯得空蕩。我撿拾散置地面的幻燈片,想是喪禮時,阿婆匆匆整理遺落。對著入室微光,夏日南國氣息自光影間發散。西貢是熱帶氣候,幻燈片裡的阿公穿白衫,哺娘不在身邊,襯衫依舊挺直。雨後街道,悶熱暑氣蒸散,空氣飄盪椰香,購自美軍二手YASHIKA相機順肩頸垂掛他平袒精實的年輕胸腹。

    我隨意問起阿婆:「阿公該時在越南到底有無女朋友?」阿婆輕輕點頭,不經意且無所謂的樣子。性格拘謹、恪遵規矩,不愛與人交往的阿公,令人難以想像他曾有過一段異國戀情。阿婆的反應如飛來碎石把水中人影打亂。

    曾於越南工作近十年的阿公突然顯得陌生遙遠,我試圖從光影虛實輪廓裡辨認逝去的浮光瞬影,重新拼湊這個自小養育我的男人。幻燈片除了風景,只有獨照。其中一張他手捧椰子露齒大笑,畫面盡頭,手持相機拍下此刻的人,或許就是阿公的越南情人。她望著他。

    如今,相機不再是奢侈品,人手一台,數位影像無限複製重疊,珍重按下快門鍵的時代遠去。我隨簡易旅遊書籍避開大城,走訪小鎮,相機一路不離手,或街路攤商,或花園嬌蕊,或臨海風光,捶扁壓縮過眼時光。

    1975年旱季將盡,美軍電台播放白色耶誕,越共游擊隊旗幟升起,西貢機場湧滿奔走人潮,紡織廠台籍員工著急返家。阿婆恰因工廠資助來越,在宿舍裡焦急收拾行李。阿公口裡默數臉盆應歸還王桑女友,鐵鍋該交付陳桑女友云云,阿婆反問:「你的女友呢?」

    阿公訥訥未應,手捧魚缸踏出房門,留下一句很快回來,阿婆繼續收拾衣服沒有應聲。兩尾紅魚交錯水缸中,不知窗外戰火,未解俗世情緣,無水世界的喜怒哀樂不曾真正侵犯過牠們。天空依舊蔚藍的短暫午後,阿公把魚缸和共同孕育的生命交還情人。從此告別。

    自小至大,我只聽過阿公如何讚許越南進步的下水道設施,濃郁甜蜜的越南咖啡,於她隻字未提。年幼的我曾以塑膠透明水缸養過幾隻孔雀魚,只知觀看,全賴阿公細心照料。正如他不苟言笑養我成人。阿公離開人世年餘,阿婆才將這段往事告訴我,言語沒有妒嫉、只存疼惜。

    不能忘記他對我說的最後一句話,彼日我準備離鄉至南方大城工作,病弱的他平躺於床以僅有力量說:「身邊有沒有錢?」那年隻身赴越的他確實一毛錢都無,且須以汗水生出更多錢寄回遠方的家。每回我離家,他會淡淡問起,並自破舊褲袋掏出斑駁褐色皮夾,將幾張紙鈔塞入我手。多少年來,這句話總是毫無重力似地響起、落下,不著痕跡。

    阿公口述的南國如童話般無根無際,越南真正走入我的生活,應是五年前阿妗與大叔相識後。

    第一次看見阿妗是燦爛夏日午後,我看見一位靦腆女孩坐在家門邊,媒人與阿婆談論著她,她侷促不安低頭喝水,開口說話時猶有濃重越南口音,多年來圍繞其身是隆隆巨響的紡織機。年逾四十的阿叔與未滿三十的她於知名景點約會留影,半年後兩人結婚,她辭去工作,專心顧子。她的女兒、我的堂妹,阿公曾以孱弱手臂擁抱過她,台灣與越南血液在稚嫩身軀裡延續。

    或許因為年齡相仿,我們時常聊天。逐漸相熟後,我發現她溫柔外表下的活潑與調皮,符合她僅二十初歲的年紀;我理解她的倔強,出自於多年來在異地立足的勇氣。她進入夜間小學識字班,筆記裡記滿飛揚筆劃中文字。她捧著筆記來問我時,偶而教我幾句越南語,鼻腔與喉嚨的震動不容易發音。她的中文愈來愈好,我的越語卻始終停留在吃飯、你好的幼兒程度。只是幾句簡單問候在這趟旅途中,卻得到許多微笑相應。

    我在街道邊的咖啡攤點了杯越南咖啡,和所有人一樣,坐路邊圓板凳,用銀匙攪拌玻璃杯裡的甜蜜。好濃好甜,我想起阿公說起越南咖啡微微笑意。深焙稠膩越南咖啡,伴他度過無數異鄉寂寞夜晚。阿妗曾從越南帶回咖啡沖煮器具,教我調製越南咖啡。阿公說好喝好喝,臉上神情卻與談起回憶裡的滋味不同。其間差異我是此時坐在街道旁,手握玻璃杯裡甜蜜的苦澀才能體會。

    如今我立於此地,觸目所見南國街道各種各樣開得毫無顧忌的樹,陪襯東南亞喜愛的粉紅、藍、綠鮮豔色彩的牆面。我被多采多姿顏色及錯縱複雜街道迷亂了,穿梭熟悉而陌生的異域。晃蕩已足夠,我只是來踏踏這裡的土地,而來過的人也走了。

    離開越南的前一晚,我做了一個夢,夢裡我還是孩子,阿公牽我的手走進紡織廠。一架架紡織機立於兩側,機器運轉聲張牙奔騰,他神氣地笑,眼神是如此溫柔。



 
 
Đan Dệt

Bài: Trương Chất Hãn
Dịch: Dương Ngọc Oanh

Ngoài ô kính xe, những tòa nhà chọc trời, các nhà xưởng to lớn đan xen nhau đứng đó, làn sóng tái dựng với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài bứng cây phá núi chiếm lĩnh lại vùng đất này. Thì ra, nó không chỉ đã đổi tên, mà cả diện mạo của nó cũng đã thay đổi. Dù thế, các tòa nhà với kiến trúc kiểu Pháp, xe gắn máy yên dài cùng những chiếc nón lá trắng, những cảnh vật mà từ nhỏ tôi được nghe nói về nước Nam nay đều đã hiện ra trước mắt. Không chỉ một lần nghe ông nội kể về Việt Nam với điệu bộ say đắm, thậm chí trước khi từ giã cõi đời, ông vẫn nhắc mãi hy vọng được tới thăm đất nước phía Nam lần nữa. Có lẽ do duyên cớ này mà ý nghĩ “về Việt Nam” đã nảy mầm trong tim tôi.

Sau khi ông nội qua đời, đồ đạc trong phòng vẫn được bày biện như cũ, chỉ thiếu vài bộ quần áo đã bị đốt đi, không gian phòng trông thật trống trải. Tôi nhặt những tấm phim âm bản rơi vãi trên nền nhà, chắc là lúc làm đám tang, bà nội vội vàng thu xếp di vật nên làm rơi chúng. Bầu trời mùa hè của nước Nam hiện lên qua ánh sáng yếu ớt lọt vào phòng. Sài Gòn nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới, trong tấm phim âm bản đó, ông nội mặc chiếc áo sơ mi trắng, vợ không ở cạnh bên nhưng chiếc áo sơ mi của ông vẫn được ủi thẳng. Mặt đường còn ướt sau cơn mưa, không khí mang mùi đất hầm hập của mùa hè lẫn với mùi dừa thơm thơm, chiếc máy ảnh YASHIKA cũ mua lại của người lính Mỹ được đeo trên cổ, treo lủng lẳng trước vòng ngực phẳng tắp và săn chắc của tuổi trẻ.

Tôi tùy miệng hỏi bà nội: “Lúc ở Việt Nam, ông nội có bạn gái không hả bà nội?” Bà gật nhẹ đầu, gương mặt thanh thản như không bận tâm tới câu hỏi này. Thật khó mà tưởng tượng, một người cẩn trọng, kỹ tính, tuân thủ mọi quy tắc, không thích giao thiệp với người khác như ông lại từng có một mối tình xuyên quốc gia. Phản ứng của bà cứ như những viên sỏi nhỏ rơi xuống mặt nước một cách vô tình, phá vỡ hình ảnh phản chiếu của người đang đứng soi mình trên mặt hồ.

Đột nhiên, hình ảnh người ông từng làm việc trong gần mười năm ở Việt Nam trở nên lạ lùng và xa xăm đối với tôi, tôi thử tìm lại những hình ảnh lướt qua trong ký ức mờ nhạt, thử ghép chúng lại theo những góc cạnh hư thực của thời gian, để hình dung ra người đàn ông đã nuôi nấng tôi từ tấm bé này. Ngoài phong cảnh ra, phim âm bản cũng chỉ có hình ông nội chụp một mình. Trong đó có một tấm ông ôm quả dừa, nụ cười tươi rói hở cả răng, đối diện với hình ảnh này, người cầm máy ảnh ghi lại khoảnh khắc đó, có lẽ chính là người tình ở Việt Nam của ông nội. Bà ấy đang nhìn ông.

Ngày nay, máy ảnh không còn là thứ hàng xa xỉ, mỗi người đều có một chiếc, hình ảnh kỹ thuật số cứ được sao chép trùng lặp vô số lần, thời kỳ của việc thận trọng trong mỗi lần ấn nút chụp ảnh đã qua đi. Tôi đi theo hướng dẫn của quyển sổ tay du lịch, tôi tránh xa thành phố lớn, đến các thị trấn nhỏ, suốt lộ trình đó chiếc máy ảnh không hề rời tay, nó thu nhỏ, nén lại tất cả những hình ảnh đi qua trước mắt tôi, có thể là một cửa hàng bên đường, có thể là vườn hoa với những búp non tươi tắn, hoặc khung cảnh êm đềm ven biển.

Năm 1975, tiết trời sắp chuyển sang mùa khô, đài phát thanh của quân đội Mỹ phát sóng bài hát White Christmas, sân bay Sài Gòn chen đầy người, họ đang chuẩn bị chạy nạn vì cờ tấn công của du kích Việt Nam đã phất lên, các nhân viên người Đài Loan ở xưởng dệt cũng khẩn trương chuẩn bị về nước. Bà nội được công xưởng tài trợ tới Việt Nam ngay khoảng thời gian đó, ở ký túc xá, bà vừa lo lắng vừa nhanh tay thu dọn hành lý. Ông lẩm bẩm, thau rửa mặt phải trả cho bà Vương, cái nồi thiếc giao lại cho bà Trần v.v…, bà nội hỏi: “Còn bạn gái ông thì sao?”

Ông nội lúng túng không nói gì, tay ôm chậu cá bước ra khỏi phòng, chỉ để lại câu nói là ông sẽ về ngay, bà nội vẫn tiếp tục thu dọn quần áo, bà không trả lời. Hai con cá màu đỏ vẫn bơi trong chậu, chúng không biết chiến tranh đang diễn ra ở bên ngoài, cũng không hiểu tình duyên thế tục, không bị xâm phạm bởi những hỷ nộ ai lạc ở cái thế giới bên ngoài chậu cá. Buổi chiều ngắn ngủi đó, bầu trời vẫn trong xanh, ông ôm chậu cá mà hai người cùng nuôi mang trả cho người tình. Họ từ biệt nhau từ đó.
 
Từ bé đến lớn, tôi chỉ nghe ông nội khen ngợi về sự tiến bộ của hệ thống thoát nước ở Việt Nam, nghe nói đến mùi vị thơm nồng ngọt ngào của cà phê Việt Nam mà chưa hề nghe ông nhắc đến bà ấy. Lúc nhỏ, tôi cũng từng nuôi mấy con cá bảy màu trong cái chậu cá bằng nhựa trong, nhưng tôi chỉ biết ngắm tụi nó, còn việc chăm sóc nuôi nấng đều do ông nội đảm nhận. Cũng như cái cách ông cười nói vui vẻ, nuôi tôi nên người mà không hề câu nệ. Ông nội mất hơn năm, bà nội mới kể lại chuyện này, giọng bà không hề mang chút ganh tị, chỉ còn lại cảm giác thương xót.

Tôi không thể nào quên được câu cuối cùng mà ông nói với tôi, ngày đó tôi chuẩn bị rời xa quê hương tới thành phố lớn ở Việt Nam làm việc, ông đang bệnh nặng nằm trên giường, nhưng vẫn lấy hết sức bình sinh để hỏi: “Trên người có tiền không?” Năm xưa, khi ông một thân một mình đến Việt Nam, trên người ông không có lấy một xu, chẳng những vậy, ông còn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm thêm nhiều đồng tiền nữa để gửi về nhà. Mỗi lần tôi xa nhà, ông đều nhẹ nhàng hỏi vậy, rồi móc cái bóp màu nâu lỗ chỗ từ trong túi quần ra, nhét vào tay tôi vài tờ bạc. Bao nhiêu năm nay, câu nói này cứ được cất lên, rơi xuống một cách nhẹ nhàng mà không hề để lại bất kỳ vết tích nào.

Nước Nam trong lời kể của ông cứ như một vùng đất huyền bí chỉ có trong truyện cổ tích, và năm năm trước vùng đất này mới thật sự bước vào cuộc sống của tôi, khi thím và chú tôi gặp nhau.

Lần đầu tiên tôi gặp thím là vào một buổi chiều hè nắng chói, tôi thấy một cô gái ngồi bên cổng nhà với thái độ rụt rè, bà mối trò chuyện với bà nội về cô gái đó, còn cô thì cứ hồi hộp cúi đầu uống từng ngụm nước, giọng nói của cô mang nặng âm điệu tiếng Việt, cô tới Đài Loan mấy năm, nhưng suốt những năm đó, vây quanh cô là những chiếc máy dệt to tướng luôn phát ra những âm thanh ồn ào. Chú tôi hơn bốn mươi, chú hẹn hò với cô gái chưa tới ba mươi này mấy lần, nửa năm sau hai người đám cưới, cô xin nghỉ việc để ở nhà chăm con. Con gái thím, em họ tôi từng được ông nội bế trên cánh tay yếu ớt, dòng máu Đài Loan và Việt Nam đang tiếp tục chảy trong cơ thể nhỏ bé đó.

Có lẽ do tuổi tác xấp xỉ nhau, nên chúng tôi thường hay trò chuyện. Dần dần, sau khi đã quen thân, tôi phát hiện sự hoạt bát và tinh nghịch được ẩn dấu sau vẻ bề ngoài dịu dàng, rất phù hợp với độ tuổi mới hơn hai mươi của thím; tôi hiểu sự cứng cỏi của thím được đúc kết từ dũng khí trong suốt những năm làm việc xa nhà. Thím tới lớp học phụ đạo buổi tối ở trường tiểu học, những con chữ tiếng Trung bay lượn được viết đầy trong tập. Khi thím cầm quyển tập tới hỏi tôi, cũng sẵn tiện dạy tôi vài câu tiếng Việt, những từ phải phát âm bằng giọng mũi và cuống họng thật chẳng dễ tí nào. Tiếng Trung của thím ngày càng tiến bộ, nhưng tiếng Việt của tôi thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ, quanh đi quẩn lại cũng chỉ dừng ở trình độ mẫu giáo với hai câu “ăn cơm”, “xin chào”. Nhưng, mấy câu hỏi thăm đơn giản vậy cũng giúp tôi đổi lại được rất nhiều nụ cười trong chuyến du lịch này.

Tôi mua ly cà phê kiểu Việt Nam từ quán cà phê bên đường, ngồi trên chiếc ghế gỗ tròn con con như những người khác, khuấy đều cái chất ngọt ngọt trong ly bằng chiếc muỗng nhôm. Sao mà thơm quá ngọt quá, tôi nhớ lại nụ cười mim mỉm của ông mỗi khi nhắc tới cà phê Việt Nam. Những ly cà phê Việt Nam rang đậm sánh đặc đã cùng ông trải qua không biết bao nhiêu đêm dài cô đơn nơi đất khách. Thím từng mang dụng cụ pha cà phê từ Việt Nam sang, dạy tôi cách pha cà phê Việt Nam. Ông nội cũng khen thơm lắm ngon lắm, nhưng vẻ mặt của ông khác hẳn với khi ông kể lại những chuyện trong ký ức. Và cho tới lúc này, khi tôi ngồi bên lề đường, tay cầm cái ly thủy tinh chứa đủ cả cay đắng ngọt bùi này mới hiểu được ý nghĩa của cái sự khác biệt đó.

Giờ đây, tôi ở nơi này, tận mắt ngắm nhìn những ngôi nhà có vách tường được sơn bằng màu hồng, màu xanh da trời, màu xanh lá cây; những màu sắc rực rỡ được yêu thích của vùng Đông Nam Á xen lẫn giữa các tán cây xòe rộng một cách tự do trên từng con đường của nước Nam. Tôi bị lạc giữa các màu sắc sặc sỡ và những con đường đan xen chằng chịt, tôi len lỏi giữa sự quen thuộc và xa lạ ở nơi đất khách. Chỉ cần như thế thôi, vì tôi chỉ đến đây để xem xem cho biết, còn người từng đến đây thì đã ra đi.

Đêm trước khi rời Việt Nam, tôi đã nằm mơ. Trong mơ, tôi vẫn là đứa trẻ nhỏ, ông nội nắm tay dắt tôi đi vào xưởng dệt. Hai bên là những chiếc máy dệt to tướng, đi giữa tiếng máy dệt rộn ràng, ông nở một nụ cười tươi tắn, ánh mắt vẫn dịu dàng như ngày nào.